Danh mục sản phẩm
Liên kết website
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn bán hàng - 0932 500 758
Kết nối với chúng tôi
Thống kê truy cập
- Đang online 0
- Hôm nay 0
- Hôm qua 0
- Trong tuần 0
- Trong tháng 0
- Tổng cộng 0
Năm 2050 - Rác thải nhựa nhiều hơn số lượng cá cộng lại
VÀO NĂM 2050 - RÁC THẢI NHỰA NHIỀU HƠN SỐ LƯỢNG CÁ CỘNG LẠI
Theo Báo cáo của Tạp chí khoa học Science của Hiệp hội Mỹ gần đây cho biết: từ những năm 1950 đến nay thế giới đã sản xuất ra 8,3 tỉ tấn nhựa, trong đó có 6,3 tỉ tấn là rác thải nhựa. Trong 6,3 tỷ tấn rác thải nhựa đó thì: 9% rác thải nhựa được tái chế, 12% rác thải nhựa được đốt, 79% còn lại tồn tại trong môi trường tự nhiên, bao gồm cả môi trường biển. Theo thống kê của Tổ chức Bảo vệ môi trường biển Ocean Conservancy của Mỹ thì mỗi năm có khoảng 8 triệu tấn nhựa thải ra biển trên toàn thế giới.
Các nhà khoa học Mỹ tính toán và ước tính, đến năm 2050, số rác thải nhựa trên thế giới sẽ đạt mức 12 tỷ tấn, nhiều hơn số lượng cá của các đại dương cộng lại. Theo tính toán, số nhựa được thế giới sản xuất trong 70 năm qua có thể phủ đầy hơn 8 lần diện tích Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên và môi trường biển trước nguy cơ và tác động do ô nhiễm chất thải nhựa, ngày 04 tháng 12 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1746/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
Mục tiêu chung của Kế hoạch nhằm thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương, bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương. Đồng thời, Kế hoạch hành động đã đặt ra các mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa đại dương giai đoạn 2020 - 2030, cụ thể như sau:
Đến năm 2025, đặt mục tiêu giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 50% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 80% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; bảo đảm tối thiểu một năm hai lần phát động tổ chức chiến dịch thu gom, làm sạch các bãi tắm biển trên toàn quốc; 80% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa. Đồng thời, thực hiện việc quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 5 lưu vực sông chính tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ và tại các đảo có tiềm năng phát triển du lịch thuộc 12 huyện đảo.
Đến năm 2030, đặt mục tiêu giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa. Đồng thời, mở rộng quan trắc hàng năm và định kỳ 05 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 11 lưu vực sông chính và tại 12 huyện đảo.
Bình luận
Tin tức liên quan
Rác thải nhựa: Cơ hội mới cho ngành xi măng, thép và điện?
Nghịch lý trong xử lý rác thải nhựa: Phế liệu đầy rẫy nhưng Dây chuyền tái chế đắp chiếu
Thực trạng rác thải nhựa Việt Nam - Giải pháp tất yếu Trung Hòa Nhựa
WWF kêu gọi khẩn cấp xây dựng Hiệp ước quốc tế về rác thải nhựa
Thế giới tiến tới một hiệp ước toàn cầu, chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa
Rác thải nhựa - Thực trạng đáng báo động